KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước.
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn … Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart.
Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 153 nhà hàng, có mặt tại hơn 36 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.
Hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thành công của KFC tại
Việt Nam cũng như trên thế giới. KFC Việt Nam đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp
thức ăn nhanh tại Việt Nam.
KFC Việt Nam vừa trao tặng học bổng cho 5 sinh viên trường đại học Hutech trong chương trình "Viết tiếp ước mơ - Colonel-ness".
Chương trình trao học bổng "Viết tiếp ước mơ - Colonel-ness" do KFC Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 1/12 đến 15/12 thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên trường Đại học Hutech.
KFC Việt nam phối hợp cùng trường Hutech đã chọn 10 bài viết ấn tượng nhất bước vào vòng phỏng vấn chung cuộc để trình bày về giấc mơ và những khó khăn mà bản thân mỗi người gặp phải trong quá trình đi đến ước mơ. Hội đồng giám khảo đã chọn được 5 sinh viên xuất sắc để trao tặng học bổng.
5 sinh viên trường Hutech nhận học bổng Colonel-ness của KFC Việt Nam.
Học bổng The Boldhead (trị giá 20 triệu đồng) thuộc về Nguyễn Mỹ Trân, sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ Trung với ước mơ xây dựng nông trại hữu cơ tại quê nhà Cà Mau. Để làm được điều này, Mỹ Trân đang nỗ lực trau dồi thêm các kiến thức về kỹ thuật sinh học ngoài ngành học chính, với mục tiêu được tiếp cận kiến thức giáo dục từ nhiều nơi đang dẫn đầu khu vực về lĩnh vực này như Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc.
Học bổng The Risktaker (10 triệu đồng) trao cho Nguyễn Lê Duy, sinh viên năm 3 khoa Quản trị Kinh doanh với ước mơ chế biến và kinh doanh nhựa cây khoai môn để chữa bỏng; Phạm Xuân Khánh, sinh viên năm 1 khoa Thiết kế nội thất với ước mơ trở thành người truyền tải, định hướng giáo dục về nghệ thuật cho các bạn trẻ, xây dựng một bảo tàng về nghệ thuật và con người.
Học bổng The Challenger (5 triệu đồng) thuộc về Liêu Từ Luân, sinh viên năm cuối khoa Quản trị Kinh doanh với ước mơ trở thành người doanh nhân thành đạt, đã bắt đầu start-up về vật liệu xây dựng; Lê Thảo Quỳnh, sinh viên năm cuối khoa Quản trị khách sạn với ước mơ trở thành giảng viên truyền lửa đam mê nghề cho các bạn sau này và lập ra học bổng hỗ trợ cho sinh viên nghèo kiến thể tiếp tục con đường học vấn của mình.
Đại diện KFC Việt Nam (áo đỏ) chụp ảnh kỷ niệm cùng 5 sinh viên xuất sắc trong chương trình học bổng "Viết tiếp ước mơ - Colonel-ness".
Theo đại diện Ban tổ chức KFC Việt Nam, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để chọn lựa những thí sinh ưu tú trong chương trình học bổng này chính là tinh thần và ý chí quyết tâm của các bạn, được thể hiện thông qua việc lập kế hoạch rõ ràng cho tương lai và sự tự tin của bản thân trong hành trình đạt đến ước mơ. Mỗi sinh viên đều có những thế mạnh và hoàn cảnh khác nhau, nhưng điểm chung là các bạn đều kiên trì theo đuổi, xác định kế hoạch rõ ràng để biến ước mơ thành hiện thực, đóng góp nhiều giá trị tích cực cho xã hội.
"Viết tiếp ước mơ - Colonel-ness" là chương trình học bổng lần đầu tiên được tổ chức bởi KFC Việt Nam trong khuôn khổ các chuỗi chương trình truyền tải tinh thần luôn quan tâm, hết lòng phục vụ người khác, đặc biệt vinh danh tinh thần "không bao giờ bỏ cuộc - không từ bỏ giấc mơ" của ông Colonel Sanders - người sáng lập ra thương hiệu KFC. Chương trình đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ các bạn sinh viên có ước mơ, vượt qua khó khăn để thực hiện hoài bão của bản thân, trở thành những công dân có ích cho cộng đồng và xã hội trong tương lai.
Đại diện Ban tổ chức KFC Việt Nam (thứ hai bên phải) cùng các đơn vị đồng hành trong nhiều hoạt động của Đoàn và sinh viên Hutech.
Harland Sanders (Colonel Sanders), cha đẻ của thương hiệu KFC, đã thành công vào tuổi 65, sau hơn một thập kỷ năm tìm kiếm công thức nấu chế biến món gà món gà rán với 11 gia vị đặc sắc, xây dựng thương hiệu Kentucly Fried Chicken. Để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu Kentucky Colonel - Đại tá danh dự bang Kentucky. Ông cũng chính là một trong những tấm gương về tinh thần dám ước mơ, dám theo đuổi đến cùng và đạt được thành công xứng đáng.
Nguồn vnexpress.net: https://vnexpress.net/kfc-viet-nam-trao-tang-hoc-bong-cho-sinh-vien-hutech-4217094.html
Đã thích là phải nhích, lụm ngay bí kiếp “rắc thính” được các chuyên gia “thả thính” dày công nghiên cứu để chốt đơn một chiếc hẹn ăn gà cùng người ấy tại đây nhé!!
KFC Việt Nam tài trợ 95 triệu chi phí xây cầu Nổng Ông Sâu tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh và thông xe từ ngày 5/2.
Để hưởng ứng phong trào thiện nguyện Charity For Life, ngày 21 tháng 1 năm 2021 vừa qua, các anh chị nhân viên công ty KFC Việt Nam đã tổ chức hoạt động từ thiện tại Trung Tâm Bảo Trợ Người Tàn Tật Hiệp Bình Chánh.
Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders, đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 80 quốc gia khác nhau.
Nhưng để có được thành công như vậy thì không phải dễ dàng.
Thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc.
Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.
Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
Để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel" - Đại tá danh dự bang Kentucky.
Bốn năm sau, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”.
Khi mà nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông ấy đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.
Tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và thành lập Doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada, và năm 1964 ông đã bán cổ phần 2 triệu đô của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà Rán Kentucky đã phát triển một cách nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và gia nhập thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, Công ty Nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35,000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.
Ông mất đi bởi sự tác động mạnh của bệnh bạch cầu ở độ tuổi 90, ông đã đi gần 250,000 dặm/năm để viếng thăm các nhà hàng KFC trên toàn thế giới.
Yum! Brands, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là Tập đoàn lớn nhất thế giới chuyên về lĩnh vực hệ thống nhà hàng, với gần 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1 triệu nhân viên và cộng tác viên. Yum! đứng ở vị trí 213 trong danh sách top 500 của tạp chí Fortune với doanh thu hơn 13 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012.
Ngoài biên giới Mỹ, trung bình mỗi ngày Yum! Brands mở hơn 4 nhà hàng mới, đưa hệ thống này thành người dẫn đầu trong hệ thống bán lẻ quốc tế. Không chỉ vậy, tập đoàn còn được biết đến với những giải thưởng, phong cách văn hóa đặc trưng, quản trị đa dạng, các hoạt động cộng đồng và kết quả kinh doanh hiệu quả.
Vào năm 2007, tập đoàn thành lập quỹ World Hunger Relief, tổ chức tư nhân lớn nhất thế giới trong lĩnh vực chống đói nghèo, nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần tự nguyện và gây quỹ cho Chương trình Lương Thực Thế Giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc cũng như một số tổ chức tình nguyện cứu đói khác. Kể từ khi thành lập, hơn 1 triệu nhân viên Yum!, đối tác nhượng quyền và gia đình đã tham gia tình nguyện với hơn 21 triệu giờ đóng góp vào nỗ lực cứu đói tại nhiều nơi trên toàn thế giới. Tới nay, nỗ lực này đã đóng góp gần 85 triệu đô la Mỹ cho WFP và những tổ chức cứu đói khác, cung cấp gần 350 triệu bữa ăn, cứu giúp hàng triệu người ở những vùng xa xôi của thế giới nơi mà nạn đói đang hoành hành.